Câu chuyện Phật dạy về lòng hiếu thảo đáng suy ngẫm: Cõng gạo nuôi cha mẹ
Khổng Phu Tử có một người học trò tên là Tử Lộ, Tử Lộ rất hiếu thảo, thường đi rất xa cõng gạo về cho cha mẹ ăn. Sau này, Tử Lộ làm quan to, hàng ngày thức ăn vô cùng nhiều, nhưng Tử Lộ lại không thể nuố trôi.
Mọi người mới hỏi ông: “Sơn hào hải vị ngon thế này, sau ông lại không nuốt được?”. Tử Lộ trả lời: “Những thức ăn này không thể thơm bằng gạo trắng mà tôi cõng từ xa về cho cha mẹ, nhưng giờ đây cha mẹ tôi không có cơ hội để ăn những thức ăn thịnh soạn thế này nữa”. Tử Lộ luôn luôn nhớ đến cha mẹ, chia sẻ cùng cha mẹ. Ông cảm thấy chỉ cần được phụng dưỡng cha mẹ, thì sống cuộc sống như vậy cũng vô cùng yên tâm, vô cùng vui sướng.
Câu chuyện Phật dạy về lòng hiếu thảo đáng suy ngẫm: Từ quan tìm mẹ
Thời nhà Tống có một học nhân, tên là Chu Thọ Xương, mẹ của ông không phải là vợ chính thức của cha mình, vì vậy người vợ cả của cha rất hắt hủi mẹ ông, luôn tìm cách ép mẹ ông tái giá. Khi Chu Thọ Xương bảy tuổi, mẹ đã rời xa ông.
Sau khi ông trưởng thành, luôn muốn đón mẹ về để phụng dưỡng, nhưng vẫn không thể toại nguyện, năm mươi năm sau ông vẫn chưa tìm được mẹ. Khi đó ông đang làm quan, trong lòng luôn nghĩ, cuộc đời của một người mà không thể phụng dưỡng mẹ thì sẽ vô cùng hối tiếc, nên ông quyết tâm từ bỏ chức quan đi tìm mẹ. Ông nói với người nhà rằng, lần này ông đi tìm mẹ, nếu không tìm được thì ông sẽ không trở về. Và rồi ông cứ thế đi về hướng Thiểm Tây. Kết quả là, khi đi đến một nơi, bỗng nhiên trời đổ mưa, ông liền dừng ở đó trú mưa, vừa đúng lúc có một vài người, ông liền lại hỏi có gặp ngời nào giống với dáng vẻ mẹ ông không?
Thật vô cùng trùng hợp, mẹ của ông lại ở trong đó. Đây chính là lòng hiếu thảo làm cảm động trời đất, tấm lòng hiếu thảo của ông đã làm trời đất cảm động mà rơi lệ, và đã hoàn thành tâm nguyên hiếu thảo của ông. Sau đó, ông đón mẹ và tất cả anh chị em cùng trở về và hưởng niềm hạnh phúc gia đình.
Nguồn: phatgiao.org