Đôi Điều Chia Sẻ

Sự Xuất Hiện Của Bàn Thờ Gỗ Gắn Liền Với Tín Ngưỡng Người Việt

Tín ngưỡng thờ cúng từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong văn hoá người Việt. Từ ngàn xưa, thời còn ở trong hang đá, yếu tố tự nhiên luôn chi phối đời sống, cách suy nghĩ của cha ông ta, và dần đi vào đời sống tâm linh. Cùng với sự phát triển của nền văn minh gắn liền với văn minh nông nghiệp, mà chủ đạo là văn minh lúa nước, sự tôn thờ các yếu tố tự nhiên càng lớn dần trong đời sống người Việt. Các đền, miếu,… xuất hiện, phục vụ cho các nghi lễ thờ cúng của người dân. Cùng với đó là sự xuất hiện của bàn thờ, trang thờ, chế tác từ các chất liệu sẵn có, tiêu biểu và phổ biến nhất là gỗ.

Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên cũng xuất hiện song song với tín ngưỡng thờ thần. Tuy nhiên, khác với tín ngưỡng thờ thần mang tính cộng đồng, thờ cúng tổ tiên mang tính gia đình, dòng họ nhiều hơn. Những họ lớn thường có riêng một nhà thờ họ, giữa gian nhà là chiếc bàn thờ gỗ được đặt một cách trang trọng. Chỉ có thành viên có vai vế và tiếng nói trong dòng họ mới được giao nhiệm vụ trông coi, chăm sóc nhà thờ và bàn thờ. Mỗi năm đến ngày giỗ họ hoặc lễ lớn, cả dòng họ lại tập trung về đây, tưởng nhớ cội nguồn.

Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên cũng không thể thiếu. Các gia đình chưa có điều kiện thì chỉ đặt một bàn thờ gỗ đơn sơ trong phòng khách, hoặc một trang thờ bằng gỗ nơi cao ráo, khô thoáng để chăm lo thờ phượng. Những gia đình có điều kiện thì bàn thờ cũng to và cầu kì hơn. Các bàn thờ làm từ gỗ quý, chạm khắc rồng phượng được lựa chọn ngày càng nhiều. Gia chủ càng có điều kiện, bàn thờ càng được chăm chút nhiều hơn.

Nhưng cho dù là thời kì nào, thì chất liệu gỗ vẫn là chất liệu không thể nào thay thế được trong việc chế tác bàn thờ của người Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *