Đôi Điều Chia Sẻ

Tầm Quan Trọng Của Việc Lập Bàn Thờ Trong Gia Đình

“Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu Người ta nguồn gốc từ đâu Có tổ tiên trước rồi sau có mình”

-Ca dao-

Trong mỗi gia đình người Việt, dù giàu sang hay nghèo khó cũng đều có một chiếc bàn thờ để thờ cúng ông bà tổ tiên. Đây không phải là tôn giáo mà là một nét văn hoá tín ngưỡng được truyền lại từ ngàn xưa. Đối với mỗi thành viên trong gia đình, ban thờ tổ tiên là sợi dây liên kết, nhắc nhớ bản thân mình với nguồn cội, hàng ngày dâng nén nhang thơm lên ban thờ để cảm tạ ông bà đã cho mình một cuộc sống bình an.

Ban thờ không chỉ mang yếu tố tâm linh mà chủ yếu mang ý nghĩa tưởng nhớ. Mỗi vị khách ghé chơi nhà vào dịp lễ cũng cung kính thắp nén nhang trên ban thờ để thể hiện sự trân trọng và quý mến với gia đình gia chủ. Con cháu trước khi làm việc trọng đại, khi đi xa mới về, cũng cúi đầu trước ban thờ gia tiên mà bái lạy.

Đối với các Phật tử hay cư sĩ, ngoài ban thờ gia tiên, trong nhà còn có thêm ban thờ Phật để nhắc nhở bản thân tu hành tinh tấn, noi theo hạnh nguyện của các Ngài mà bền tâm rèn luyện.

Dù là gia tiên hay thờ Phật, ban thờ trong gia đình là nơi trấn giữ bình an, để mỗi khi mệt mỏi hay lung lay, con người ta có thể quỳ gối mà an định tĩnh tâm. Như ngôi nhà để xác thân trở về sau một ngày dài làm việc, ban thờ là nơi để tâm trí trở về sau những vô định mông lung, cũng là nơi đem lại những nguồn năng lượng tích cực, may mắn và phước lành cho mỗi thành viên trong gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *