Nghệ Thuật Phật Giáo

Các Chất Liệu Thường Dùng Trong Nghệ Thuật Chế Tác Tượng

Chế tác tượng Phật là một công việc đòi hỏi nhiều kĩ năng và tố chất đặc biệt. Ngay cả nguyên vật liệu chế tác tượng cũng cần đáp ứng những yêu cầu khắc khe hơn so với thường lệ.

Các vật liệu phổ biến trong chế tác tượng là đá, thạch anh, đồng và gỗ.

  1. Đá dùng để chế tác các tôn tượng ở Bửu Liên thường là đá nhân tạo, gồm những viên đá tự nhiên được tuyển lựa kĩ càng, xay thành bột nhuyễn, pha trộn với một số lượng ít các chất đặc thù để tạo độ kết dính. Cách chế tác này vừa đảm bảo lưu giữ được năng lượng và những thuộc tính tốt của đá tự nhiên, vừa khắc phục được điểm yếu lớn nhất của chất liệu này chính là các vết rạn hay rỗ bề mặt, là lỗi tuyệt đối không thể chấp nhận trong việc chế tác tượng.
  1. Thạch anh vốn là một loại đá thiên nhiên nằm sâu trong lòng đất, trải qua thời gian dài, tích tụ nguyên khí của đất mẹ nên ẩn chứa nguồn năng lượng rất mạnh, đem lại nhiều vận khí và lợi ích cho người sở hữu.

          Với cách chế tác tương tự như đá nhân tạo, thạch anh sử dụng trong chế tác tượng có 3 loại chính:

  • Thạch anh vàng: biểu tượng của sự phát triển. Thạch anh vàng còn được mệnh danh là chiêu tài thạch, màu vàng nhẹ nhàng như ánh nắng buổi sớm mai, mang năng lượng thu hút vận may, tài lộc, đem đến sự bình an cho gia đình gia chủ.
  • Thạch anh hồng: biểu tượng của sự bình an. Thạch anh hồng được mệnh danh là bình an thạch, mang nguồn năng lượng tích cực, gắn kết các thành viên trong gian đình, mang đến tình yêu thương, bình an và cát tường cho gia đình gia chủ.
  • Thạch anh bích: biểu tượng của cơ hội và thành công. Thạch anh bích mang nguồn năng lượng tích cực, tiếp thêm sức mạnh cho gia chủ đạt được kết quả tốt cho những công việc mình đang thực hiện.
  1. Đồng là một chất liệu quý có độ bền vĩnh cửu theo thời gian, có thể được lưu truyền qua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Đó là lý do vì sao từ ngàn xưa, các tác phẩm nghệ thuật có giá trị sưu tầm đa phần đều được chế tác từ chất liệu này. Trong Phật giáo, để thể hiện sự tôn quý của các vị Phật và Bồ Tát, chất liệu đồng quý giá cũng luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Rất nhiều tượng lớn ở những ngôi chùa lớn, chùa cổ ở Việt Nam như Bái Đính, Việt Nam Quốc Tự, Vĩnh Nghiêm,… đều được chế tác từ chất liệu này. Có thể nói, không có chất liệu nào có thể diễn tả chiều sâu thẩm mĩ cũng như thần lực uy nghi của các tôn tượng như chất liệu đồng.
  1. Tượng đồng áo vẽ thủ công là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật chế tác tượng đồng và nghệ thuật sơn mài qua hàng ngàn năm lịch sử. Quá trình chế tác tượng được thực hiện qua rất nhiều giai đoạn phức tạp. Sau khi hoàn thiện phôi tượng, các nghệ nhân sẽ phát hoạ những hoa văn trên thiên y các Ngài, tuỳ theo hạnh nguyện của từng vị Phật và Bồ Tát mà hoa văn đều không giống nhau, cách lựa chọn và phối hợp màu sắc cũng khác. Mỗi một màu sắc trên tượng lại cần một công đoạn khác nhau. Màu sắc được sử dụng trên các tôn tượng được pha trộn từ bột mài nhuyễn của các nguyên liệu quý. Sau khi vẽ hoa văn xong, giai đoạn cuối cùng là thếp vàng 9999 lên các tôn tượng. Sự kết hợp của chất liệu đồng, bột màu khoáng và hoa văn thếp vàng 9999 dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã thổi hồn vào các tôn tượng, đem lại nét sống động, mềm mại, tựa như tôn tượng đang khoác lên mình chiếc thiên y bằng gấm thêu chỉ vàng.
  1. Trong các dòng tượng đồng, tượng đồng khảm đá quý là dòng tượng cao cấp bậc nhất. Chất lượng và giá trị của tượng đều đạt đến đỉnh trong nghệ thuật chế tác tượng. Quy trình chế tác phức tạp giống như tượng đồng áo vẽ, là sự kết hợp tinh tế giữa bột màu khoáng, hoạ tiết thếp vàng 9999 và chất liệu đồng quý giá, cổ điển, trang nghiêm. Sau khi gần hoàn thiện, các nghệ nhân sẽ khảm đá quý lên thiên y các Ngài. Mỗi viên đá đều được lựa chọn tỉ mỉ từ kích thước, hình dáng đến màu sắc để hài hoà với tôn tượng cũng như thể hiện trọn vẹn hạnh nguyện của từng vị Phật và Bồ Tát.
  1. Tượng đồng nghệ thuật là đỉnh cao của của nghệ thuật chế tác tượng đồng truyền thống. Mỗi tác phẩm là sự kết hợp của chủ nghĩa duy mĩ và kĩ thuật chế tác điêu luyện của các nghệ nhân, tôn lên vẻ đẹp và giá trị của các tôn tượng. Tượng được kết hợp cùng gỗ lũa, là những thân gỗ quý vùi chôn nhiều năm dưới lòng đất hoặc trong lòng sông suối, được thiên nhiên tôi luyện thành những hình dáng đặc biệt. Điểm đáng chú ý nhất của gỗ lũa chính là sự bền chắc đặc biệt và hình dáng độc nhất vô nhị, không thể nào tìm được mẫu thứ hai giống như vậy. Người nghệ nhân, bằng con mắt thẩm mĩ tinh tường của mình, tuỳ vào hình dáng của gỗ lũa mà có sự kết hợp phù hợp với từng tôn tượng riêng biệt. Sự kết hợp tinh tế giữa tự nhiên và đôi bàn tay của con người góp phần tạo nên những tác phẩm độc đáo, mang giá trị tâm linh và giá trị sưu tầm cao.
  1. Là sự kết hợp đặc biệt giữa nghệ thuật vẽ tranh và nghệ thuật sơn mài đã có hàng ngàn năm lịch sử, nghệ thuật chế tác tranh khắc sơn mài trải qua nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi trình độ tay nghề cao, mắt thẫm mĩ và tâm ý của nghệ nhân chế tác. Gỗ được lựa chọn trong chế tác tranh là gỗ Đàn Hương, là loại gỗ quý, từ xưa đã được chọn để chế tác các vật dụng chuyên dành cho vua chúa. Gỗ có đồ bền cao, không co rút, cong vênh, ẩm mốc theo thời gian. Trải qua 13 công đoạn cực kỳ phức tạp và công phu, đòi hỏi kĩ thuật lẫn sự khéo léo được tôi luyện qua thời gian dài, mỗi bức tranh không chỉ khắc hoạ là một phần của thế giới Phật giáo mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sống động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *